Các loại chuối ở Việt Nam hiện nay và cách phân biệt

Chuối là loại trái cây ngon tốt cho sức khỏe, và nếu bạn chưa biết về các loại chuối ở Việt Nam hiện nay, hãy đọc bài viết của chúng tôi TVCM để có những kiến thức bổ ích nhé.

các loại chuối ở việt nam

Phân biệt các loại chuối ở việt nam

Ở Việt Nam hiện có nhiều loại chuối khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại đang có hiện nay trên thị trường, với những khác biệt chính về hình dáng, mùi vị, cũng có loại khác về cách nấu.

1. Chuối cau

chuối cau

Chuối cau có hình quả nhỏ, tròn, mập như quả cau, khi ăn có vị ngọt nhẹ. Đây là loại chuối được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam. Khi chưa chín, chuối cau và chuối ngự khá giống nhau. Nhưng nếu quan sát kỹ thì chuối cau có mật độ quả nhiều, xếp sát nhau, lớp vỏ mịn, và thường không có râu ở phần đầu quả.

Trong các giống chuối cau có giống chuối cau lửa (chuối đỏ, chuối tía) một đặc sản ở vùng Tây Nguyên, khi luộc hoặc hấp rất ngon. Giống chuối này cũng đang được bán giống nhưng chi phí mua khá cao.

2. Chuối ngự

Chuối ngự

Chuối ngự có hình dáng giống chuối cau nhưng cách phân biệt dễ dàng đó là khi chín, chuối ngự vẫn còn râu ở đầu quả và mật độ quả thưa hơn chuối cau, quả chín căng tròn, vỏ mỏng, có mùi rất thơm, có vị ngọt đậm đà.

Là một đặc sản tại Hà Nam, Việt Nam, và được xem là loại chuối thuộc hàng ngon nhất, ngày xưa thường được dâng cho vua, vì vậy được gọi là chuối ngự.

3. Chuối tây (chuối xiêm, chuối sứ)

chuối tây

Chuối tây hay còn gọi chuối xiêm, chuối sứ là loại chuối lùn, có phần giữa to, hai đầu thon nhỏ, cuống chuối dài, và có vỏ ba gờ. Khi chín, chuối có vỏ dày, màu vàng nhạt, ruột trắng. Chuối thường được hái khi còn ương. Khi chín, thịt chuối màu trắng nõn, mùi thơm ngọt thanh xen vị chua nhẹ, hơi chát. Chuối sứ có độ dẻo cao, chắc thịt, giúp bạn ăn nhiều mà không bị ngán. Còn khi xanh, chuối thường được cắt mỏng để ăn sống, quấn gỏi.

4. Chuối tiêu

chuối tiêu

Chuối tiêu (chuối già) là loại chuối được nhiều người ưa chuộng… Chuối có hình dạng dài, cong cong như lưỡi liềm, khi chưa chín vỏ có màu xanh đậm và khi chín chuyển sang màu vàng bắt mắt. Chuối tiêu có vị ngọt đậm, mềm, thơm ngon. Nếu có nhiều đốm đen thì chuối càng ngọt hơn. Chuối tiêu có 2 loại là chuối tiêu lùnchuối tiêu cao.

Người ta thường dùng loại này để ăn khi xanh hoặc chín đều được. Chuối tiêu xanh cắt lát mỏng để ăn kèm các món cuốn, gỏi hoặc các món um chuối. Còn chuối tiêu chín thường được dùng làm sinh tố, kem hoặc bánh chuối.

Trong đó các giống chuối tiêu thường được trồng để xuất khẩu của Việt Nam như:

  • Chuối tiêu hồng là giống chuối đem lại giá trị kinh tế cao, dễ trồng. Chuối tiêu hồng có vị thơm ngon, ngọt dịu, màu vàng đẹp óng ả, khi chín không bị nát.
  • Chuối Laba (chuối Tiến vua) được trồng nhiều ở cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng.

5. Chuối hột

chuối hột

Chuối hột (chuối chát) là loại có nhiều hạt, ruột màu trắng, vị chát nhiều hơn ngọt. Trái chuối non thường dùng làm rau sống ăn kèm trong nhiều món, trộn gỏi hoặc đặc biệt dùng để ngâm rượu thuốc.

6. Chuối sáp

chuối sáp

Chuối sáp là một loại quả kỳ lạ, phải nướng hoặc luộc lên mới ăn được và có vị cực kỳ ngon. Quả có hình dạng như chuối sứ với 2 đầu thon nhỏ, phần giữa to, có 3 gờ, nhưng nhỏ và mập hơn chuối sứ. Khi nấu chín, chuối dẻo ngọt ăn như sáp vậy.

Chuối sáp có 2 loại:

  • Chuối sáp trắng khi chín phần thịt có màu trắng.
  • Chuối sáp nghệ có phần thịt màu vàng đẹp, và được nhiều người ưa chuộng hơn.

7. Chuối bơm

Chuối bơm

Đây là loại chuối được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, có năng suất cao, 4 tháng cho ra 1 buồng, thường được dùng ăn sống hoặc làm chuối sấy, làm thức ăn cho gia súc nhờ vào giá thành rẻ.

8. Chuối ngốp

Chuối ngốp

Là loại có phần thịt nhão và phần hơi chua ăn lâu ngán, với quả tương đối lớn, vỏ dày. Khi chín có màu nâu đen với 2 loại: chuối ngốp cao và chuối ngốp thấp. Với khả năng chịu hạn hán, ít sâu bệnh, trồng ở đồi phù hợp.

9. Chuối táo quạ (Chuối tá quạ)

Chuối táo quạ

Là một loại chuối đặc biệt, quả to và hình dáng bên ngoài quả lớn bằng cổ tay người, dài 40-50cm, đầy chuối rất dài. Chuối táo quạ khi ăn thường được luộc chín để ngon hơn, có vị bùi dẻo.

10. Chuối già hương

chuối già hương

Đây là một loại chuối được xuất khẩu ở Việt Nam, với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn những giống khác. Chuối già có hình dạng dài và cong, khi chín có màu xanh.

Xem thêm: Cách bảo quản chuối chín được lâu đơn giản

Tác dụng tuyệt vời từ chuối

Ăn chuối có nhiều tác dụng to lớn, trong đó có thể liệt kê ra như sau:

tác dụng tuyệt với từ chuối

Có nhiều dưỡng chất thiết yếu

Theo đó, một quả chuối 118g có dưỡng chất như sau: kali 9% RDI, vitamin B6 33% RDI, vitamin C 11% RDI, magie 8% RDI, đồng 10% RDI, mangan 14% RDI, carbs 24g, protein 1,3g, chất xơ 3,1g, chất béo 0,4g.

Trong đó chuối chỉ chứa khoảng 105 calo, với ít protein và không có chất béo, nên là lựa chọn thích hợp cho người ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân.

Kiểm soát đường huyết

Chỉ số đường huyết GI trong chuối nằm ở mức trung bình chuối xanh chỉ số 30, chuối chín chỉ số 60, không gây tăng đột biến đường trong máu của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm soát lượng chuối chín ăn trong mỗi lần.

Ngoài ra, chất kháng tinh bột trong chuối xanh giúp cải thiện độ nhạy insulin, rất ý nghĩa với bệnh nhân tiểu đường type 2, và vitamin B6 trong chuối giúp hình thành hemoglobin, một protein vận chuyển oxy và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Cải thiện tiêu hóa

Chuối có chứa pectin, một loại chất xơ giảm cảm giác thèm ăn, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, và thuận lợi cho tiêu hóa. Một quả chuối trung bình chứa khoảng 3g chất xơ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra pectin có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Hỗ trợ đau dạ dày, trào ngược dạ dày

Khi được tiêu hóa, chuối kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét dạ dày mau phục hồi.

Hỗ trợ tim mạch, cải thiện chức năng thận

Kali là một chất cần thiết cho tim và thận, giúp kiểm soát huyết áp. Một quả chuối 118g chứa 9% RDI (lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày). Chế độ ăn giàu kali giúp bạn ít mắc bệnh tim hơn. Ngoài ra, chuối cũng chứa một lượng magie, rất quan trọng cho tim mạch.

Theo nghiên cứu, những người ăn chuối 2-3 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn tới 33%, và nếu ăn 4-6 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc thấp hơn 50% so với những người không ăn.

Chống oxy hóa

Chuối là loại trái cây có chứa dopamine và catechin, là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bạn giữ được sự tươi trẻ, khỏe khoắn.

Chống thiếu máu

Chuối có nhiều sắt và vitamin B6 giúp bổ sung máu cho cơ thể, giúp bạn tránh các tình trạng như mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, giảm lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu.

Tăng độ nhạy insulin

Các bệnh nhân tiểu đường type 2 có nguy cơ kháng insulin, và chuối chưa chín có nguồn kháng tinh bột cao, theo 1 nghiên cứu 15-30g lượng kháng tinh bột có thể cải thiện độ nhạy insulin 33-50% trong 1 tháng.

Hỗ trợ tập thể thao

Lượng carbs dễ tiêu hóa có trong chuối giúp tiêu hóa nhanh, bổ sung năng lượng, rất cần thiết khi tập luyện. Đây là lựa chọn thích hợp trước và sau khi tập thể thao. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp giảm chuột rút cơ bắp tới 95%, cũng như tình trạng đau nhức sau khi tập thể dục.

Lưu ý

– Không nên ăn quá nhiều chuối 1 lúc, vì tyramine, phenylethylamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu và gây đau đầu nếu ăn quá nhiều, hoặc gây ra tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, tiêu chảy do ngộ độc magie. Chỉ nên ăn tối đa 2-3 quả chia đều ra trong ngày.

– Không ăn chuối quá chín hoặc để quá lâu vì các chất tăng lên cao, không tốt cho sức khỏe. Nên chọn loại vừa chín tới để ăn.

– Không ăn chuối khi đói: vì lượng vitamin C trong chuối có thể gây đau dạ dày, và lượng magie tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Nên ăn chuối sau khi ăn xong 1-2 tiếng.

Những người không nên ăn chuối

Tuy có nhiều lợi ích như vậy, nhưng những người sau đây nên chú ý:

  • Những người có vấn đề về thận nên hạn chế ăn chuối, vì nếu không thể loại bỏ kali dư thừa ra khỏi máu, có thể dẫn đến tử vong.
  • Những người bị đau nửa đầu không nên ăn vì có thể khiến triệu chứng bệnh tăng cao.
  • Người bị dị ứng chuối, hoặc dị ứng nhựa mủ. Dấu hiệu bị ngứa, sưng tấy, khó thở sau khi ăn.

những người không nên ăn chuối

Một số món ngon làm từ chuối

Hãy cùng điểm danh những món ăn bạn có thể biến tấu với chuối nhé.

Bánh chuối chiên

Nguyên liệu: 10 trái chuối sứ, 100g bột gạo, 50g bột mì, vani.

Cách làm

B1: Pha bột. Cho bột mì, bột gạo vào trộn đều. Cho nước vào từ từ khuấy đến khi hỗn hợp sền sệt.

B2: Cho nửa muỗng cà phê muối, 1 muỗng đường, vani vào khuấy đều.

B3: Chuối bóc vỏ, quả lớn cắt làm 2, quả nhỏ để nguyên. Cho vào bao nilon sạch, ép cho chuối hơi bẹp ra.

B4: Đổ dầu vào chảo chiên đun nóng, nhúng chuối vào bột rồi bỏ vào chảo chiên. Khi bánh vàng vớt ra để ráo dầu.

bánh chuối chiên

Chè chuối

Nguyên liệu: 5 trái chuối sứ, 60g bột báng, 150g đường, 500ml nước cốt dừa, đậu phộng, muối, bột năng.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

– Ngâm bột báng trong nước khoảng 1 tiếng cho nở, rồi vớt ra. Chú ý nên ngâm nước ấm để nhanh hơn.

– Chuối sứ lột vỏ cắt khoanh vừa ăn, ướp cùng 50g đường và chút muối trong khoảng 15 phút.

– Rang lạc, giã dập.

Bước 2: Nấu chè.

– Cho nồi và 400ml nước nấu sôi. Cho bột báng vào đun cho đến khi nở mềm.

– Thêm nước cốt dừa và chuối ướp, thêm đường vào nấu thêm 10 phút.

– Khuấy bột năng và nước rồi cho vào nồi để nước sánh lại.

– Nêm nếm lại cho vừa ăn.

Bước 3: Thành phẩm.

– Múc chè chuối ra, rắc thêm chút đậu phộng.

– Có thể thêm nước cốt dừa hoặc dừa bào trên bề mặt nếu muốn.

chè chuối

Bánh chuối nướng

Nguyên liệu: 200g bột mì, 1 quả chuối, 1 quả trứng gà, 2 muỗng baking powder, 1 muỗng baking soda, dầu dừa, mật ong, vani, muối.

Bước 1: Trộn bột mì, muối, baking soda, baking powder đều trong tô.

Bước 2: Nghiền chuối, thêm mật ong, trứng gà, vani vào trộn đều.

Bước 3: Rây bột vào tô chuối nghiền, trộn đều tay.

Bước 4: Đổ vào khuôn, làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 150 độ trong 15 phút, rồi cho hỗn hợp vào lò nướng trong 60 phút đến khi bánh chín và vàng đều.

Bước 5: Lấy bánh ra, cắt từng miếng nhỏ.

Lưu ý: có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như bánh chuối nướng yến mạch, hoặc bánh chuối nướng hạt óc chó, bánh chuối nướng sữa chua.

bánh chuối nướng

Chuối nếp nướng

Nguyên liệu: 5 quả chuối tây, 200ml nước cốt dừa, 200g gạo nếp, lạc, bột năng, muối, đường, 50g bột báng, lá chuối.

Bước 1: Nấu gạo nếp cùng một chút muối. Khi vừa chín tới, cho thêm 50ml nước cốt dừa, 2 muỗng đường vào xới đều. Đun cho đến khi gạo chín mềm, để nguội, xới ra đĩa.

Bước 2: Nấu nước cốt dừa với đường, muối, bột năng, vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước sánh đặc, và cho thêm hạt trân châu đã ngâm trước đó vào nấu cho đến khi nổi lên. Lạc rang thơm, giã thô. Chuối tước bỏ các sợi gân.

Bước 3: Dùng lá chuối trải ra, múc xôi trải đều, đặt 1 quả chuối lên giữa bề mặt xôi. Cuộn tròn lại, tháo nilon bỏ đi. Cuốn lá chuối phía ngoài và cho vào lò nướng ở 180 độ từ 30-40 phút, hoặc nướng trên bếp than đến khi xôi vàng giòn, chuối chín mềm.

Bước 4: Đem ra cắt từng miếng vừa ăn, chan thêm nước cốt dừa, và rắc ít lạc rang.

chuối nếp nướng

Bánh chuối hấp nước cốt dừa

Nguyên liệu: chuối xiêm, bột năng, bột gạo, 250ml nước cốt dừa, 250ml nước dão dừa, vani, đường, muối.

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế chuối. Cắt mỏng, ướp cùng 200g đường 15-20 phút đến khi đường tan.

Bước 2: Cho 1 muỗng cà phê muối, 100g bột gạo, 200g bột năng, trộn đều. Cho thêm nước dão dừa, vani tiếp tục trộn. Sau đó cho ra khuôn.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho ít lá dứa rồi đun sôi nước. Cho khuôn và hỗn hợp vào hấp 10 phút cho bột săn lại. Sau đó hấp thêm 10 phút nữa là bánh chín.

Bước 4: Làm nước cốt dừa với 100g bột goa, 60g đường, nửa muỗng muối, 250ml nước cốt dừa rồi khuấy lên. Cho lên bếp nấu sôi.

Bước 5: Cắt bánh, chan nước cốt dừa và rắc thêm lạc rang.

bánh chuối hấp nước cốt dừa

Kem chuối

Nguyên liệu: 5 trái chuối sứ, 250ml nước cốt dừa, 4 muỗng cà phê bột năng, 200g dừa bào sợi, 100g đậu phộng, 4 muỗng sữa đặc, 1/4 muỗng muối.

Cách thực hiện

B1: Trộn bột với nước cốt dừa, sữa đặc, bột năng, rồi cho lên bếp nấu lửa nhỏ, quấy cho đến khi hỗn hợp sệt lại.

B2: Lấy túi nilon, cho 1 quả chuối vào giữa, ép dẹp, chan hỗn hợp nước dừa sệt, rồi cho dừa bào và đậu phộng rang lên.

B3: Cho vào tủ lạnh 4-8 tiếng là có thể lấy ra thưởng thức.

kem chuối

TVCM đã cung cấp các thông tin cho bạn cần thiết để có thể nhận biết được các loại chuối ở Việt Nam hiện nay. Hãy lựa chọn loại chuối ưa thích của bạn trong thời gian tới nhé.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *