Cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm, tươi ngon lâu

Cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm là câu hỏi mà bạn đang quan tâm, và chúng tôi TVCM có câu trả lời. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những bí quyết đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thành công bảo quản khoai tây, giúp bạn chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn cho căn bếp của mình nhé.

cách bảo quản khoai tây

Khoai tây tươi để được bao lâu?

Là một thực phẩm quen thuộc trong bếp ăn Việt từ các món chiên, xào cho đến nấu canh, salad, khoai tây được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên thời gian bảo quản của chúng ở các môi trường khác nhau sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

– Với khoai tây tươi: bảo quản từ 1 tuần ở nhiệt độ phòng, và lâu hơn nếu để ngăn mát của tủ lạnh.

– Với khoai tây đã chế biến: để 4-5 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.

– Với khoai tây chế biến để ngăn đông tủ lạnh: thời gian để được từ vài tháng đến 1 năm.

khoai tây tươi để được bao lâu

Xem thêm: Cách bảo quản chuối chín không thâm, tươi ngon

Cách bảo quản khoai tây được lâu

Hãy cùng xem các cách bảo quản khoai tây được lâu nhé.

1. Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát

Nhiệt độ bảo quản là một trong những yếu tố quan trọng khi bảo quản khoai tây. Nhiệt độ từ 6-10 độ C được cho là lý tưởng để giúp giữ khoai trong nhiều tháng không bị hư. Không khí thoáng mát cũng giúp khoai chậm nảy mầm hơn, tăng thời gian sử dụng của khoai tới 4 lần, cũng như giúp giữ lượng vitamin C có trong khoai tây lâu hơn so với khi để khoai ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt cao.

cách bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát

Xem thêm: Những cách bảo quản nấm rơm dùng được lâu

2. Để khoai tây tránh xa ánh sáng (nơi khô và tối)

Ánh sáng mặt trời hoặc đèn huỳnh quang được cho là kẻ thù của khoai tây, khiến vỏ khoai hình thành chất diệp lục và có màu xanh lá cây, và có thể tạo ra lượng lớn chất solanine, một chất có vị đắng và gây ra cảm giác nóng trong miệng/ cổ họng khi ăn, tệ hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy khi tiêu thụ lượng lớn.

Chính vì vậy, nên để khoai tây ở nơi tránh ánh sáng để giảm thiểu tình trạng này.

Để khoai tây tránh xa ánh sáng (nơi khô và tối)

3. Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

Mặc dù nên để khoai ở nhiệt độ mát mẻ, nhưng không nên để khoai tây sống ở trong ngăn mát tủ lạnh và tủ đông. Lý do khoai tây là một loại thực phẩm có thành phần chứa tinh bột, và khi ở nhiệt độ quá thấp, tinh bột trong khoai có thể chuyển đổi thành đường, khiến khoai bị thay đổi vị và cấu trúc. Ngoài ra, khoai để trong tủ mát lấy ra nấu sẽ bị mềm và nát hơn. Bên cạnh đó, khoai tây sống cũng dễ hấp thụ mùi và hương vị của các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

Nếu bảo quản khoai chưa nấu chín trong tủ đông, lượng nước có trong khoai nở ra, phá vỡ cấu trúc tế bào, khoai sẽ bị nhão không dùng được khi rã đông. Ngoài ra, khoai để trong tủ đông sẽ chuyển sang màu nâu ở nhiệt độ đóng băng, gây mất thẩm mỹ.

Chính vì vậy, chỉ có thể đông lạnh khoai tây sau khi đã nấu chín hoàn toàn hoặc một phần.

4. Đặt khoai tây trong túi lưới hoặc giỏ

Khoai nên được bảo quản trong túi lưới, nhằm có sự đối lưu không khí, để không bị tích tụ hơi ẩm. Chính hơi ẩm tích tụ này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng hoặc khiến khoai tây mọc mầm.

Đặt khoai tây trong túi lưới hoặc giỏ

Như vậy, không nên dùng túi, hộp kín để chứa khoai tây.

5. Không rửa khoai tây trước khi bảo quản

Nhiều người có thói quen rửa khoai tây trước khi bảo quản, nhưng đây là một thói quen xấu, khiến khoai dễ bị ẩm mốc, và nhanh hỏng hơn. Nếu khoai bị dính đất cát bẩn, bạn chỉ cần dùng bàn chải cọ nhẹ để loại bỏ đất, và chỉ rửa khoai khi chế biến thôi nhé.

Không rửa khoai tây trước khi bảo quản

6. Không để khoai tây với các loại thực phẩm khác

Nhiều loại hoa quả, rau củ khi chín sẽ giải phóng khí ethylene khiến các loại khác chín nhanh hơn. Chính vì vậy, không nên bảo quản khoai tây gần các loại trái cây như chuối, táo, hành tây, cà chua, vì chúng sẽ nhanh mềm và dễ mọc mầm hơn đó. Đây cũng là lưu ý khi bảo quản bơ.

Không để khoai tây với các loại thực phẩm khác

7. Cắt lát và ngâm khoai tây trong nước

Sau khi gọt vỏ và cắt lát xong, khoai tây sống sẽ nhanh bị biến màu trong không khí. Để ngăn chặn tình trạng này, có thể ngâm khoai trong nước, và để trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, không nên ngâm quá lâu (hơn 24 giờ) vì khoai sẽ hấp thụ nhiều nước và mất vị khi nấu.

Cắt lát và ngâm khoai tây trong nước

Lưu ý: Nên kiểm tra định kỳ

Trong quá trình bảo quản, đặc biệt nếu số lượng khoai lớn hoặc chưa sử dụng, bạn không nên chủ quan mà nên kiểm tra mỗi tuần. Điều này giúp kịp thời phát hiện những củ khoai mềm, mọc mầm, vỏ màu xanh, mùi lạ để loại bỏ ngay, tránh lây lan sang các củ khác.

Tham khảo thêm: Cách bảo quản dâu tây ít hư, tươi lâu nhất

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ

Đối với khoai đã gọt vỏ, hãy ngâm khoai trong nước có pha nước cốt chanh, sau đó để ráo và bỏ tủ lạnh. Nên sử dụng trong khoảng 2-3 ngày.

Một cách khác là dùng khăn thấm khô khoai rồi bọc bằng màng bọc thực phẩm, rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ

Cách bảo quản khoai tây chiên giòn lâu

Để thực hiện món ăn vặt ưa thích đó là khoai tây chiên, giúp khoai giòn và ngon, hãy rửa sạch khoai, cắt miếng sẵn khi chiên, sau đó luộc khoai với ít muối. Để thật ráo, dùng khăn thấm khô khoai nếu cần, rồi cho vào hộp đựng thực phẩm để trong ngăn đông của tủ lạnh. Trước khi chiên, lấy khoai ra rã đông là chiên được.

Với khoai đã chiên và dùng không hết, hãy để nguội, cho vào hộp, rưới thêm ít dầu ăn, điều này sẽ giúp bảo quản khoai 4-6 ngày.

Cách bảo quản khoai tây chiên giòn lâu

Giá trị dinh dưỡng có trong khoai tây

So với gạo hoặc mì, khoai tây có lượng calo thấp, không có chất béo, không chứa cholesterol, lại nhiều vitamin và khoáng chất, khi ăn khoai để vỏ còn rất giàu chất xơ.

Vì vậy, khoai tây được khuyên sử dụng trong chế độ ăn cân bằng, giúp cho não bộ và cơ thể của bạn. Trong 1 củ khoai trung bình, có khoảng 26g carbohydrate, trong đó chứa tinh bột kháng có tác dụng lớn trong việc chống ung thư ruột kết, cải thiện khả năng dung nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính, tăng cảm giác no. Trong đó, khoai chín chứa 7% tinh bột kháng và để nguội thì tăng lên 13%.

Giá trị dinh dưỡng có trong khoai tây

Khi ăn nguyên vỏ, 1 củ 150g cung cấp 27 mg vitamin C, 620mg sắt, 0,2 vitamin B6, 2g chất xơ và một lượng nhỏ các chất khác như kali, folate…

Tuy nhiên, trong khoai tây lại được phân loại là có chỉ số đường huyết cao (GI index), và chỉ số này thay đổi tùy theo loại khoai, nơi trồng, phương pháp chế biến. Khoai nấu chín để nguyên vỏ, không có gia vị chứa 0,9g đường, nên hãy lưu ý khi chế biến khoai nhé.

Công dụng của khoai tây

công dụng của khoai tây

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: khoai tây chứa một số khoáng chất như axit chlorogenic và kukoamine, cũng như lượng kali lớn giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim.

Kiểm soát cân nặng: đây là thực phẩm tạo cảm giác nhanh no, và có lượng calo thấp hơn hẳn so với cơm trắng hoặc mì ống. Cụ thể với 175g khoai tây chứa 116 kcal, trong khi cơm chứa 248 kcal, và mì là 198 kcal.

Tăng cường hệ miễn dịch: nhờ lượng vitamin C trong khoai, ngoài ra khoai tây tím còn chứa catechin – một chất chống oxy hóa hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa: với lượng tinh bột kháng giúp chống tiêu hóa từ enzyme dạ dày, giữ lượng chất xơ lớn để nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

Tăng cường sức khỏe của mắt: chất lutein ở trong khoai tây củ vàng và zeaxanthin giúp cho đôi mắt của bạn khỏe hơn.

Xem thêm: Cách bảo quản hạt sen tươi và hạt sen khô được lâu

Những lưu ý khi ăn khoai tây

Không được ăn khoai tây mọc mầm

Khoai mọc mầm có chứa độc tố, nên hạn chế sử dụng để an toàn cho sức khỏe, vì dễ gây ngộ độc khoai tây khi ăn. Nhẹ có thể gây ra đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và nặng hơn có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và tiêu hóa. Tất cả là do lượng alcaloid trong thân, lá, mầm hoặc vỏ khoai tây.

Tốt nhất nên bỏ khoai đã mọc mầm hoặc có màu xanh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Dễ bị dị ứng

Những người có da nhạy cảm cần chú ý, mặc dù hiếm gặp nhưng khoai tây vẫn có khả năng gây ngứa ngáy, nổi mề đay, triệu chứng hắt hơi, thở khò khè khi gọt vỏ, cũng như các phản ứng dị ứng khi ăn. Trong đó lý do chính được cho là do chất patatin, một protein chính trong khoai tây gây ra.

Sơ chế và chế biến sai cách sẽ chứa độc

Cách sơ chế và chế biến khoai tây rất quan trọng. Tuy vỏ khoai có lượng chất xơ lớn, tuy nhiên cũng có chứa 1 lượng glycoalkaloid, một chất dễ gây ngộ độc. Vì thế để an toàn nên gọt vỏ, và không nấu chế biến những củ đã mọc mầm.

Nhiễm độc Acrylamide

Thực phẩm giàu carbohydrate khi nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng hoặc quay dễ hình thành chất acrylamide, chất tăng nguy cơ ung thư, gây hại cho não và thần kinh. Chính vì vậy, chú ý khi chế biến khoai tây để đảm bảo sức khỏe nhé.

Hạn chế ăn khoai tây chiên

Không nên ăn khoai tây chiên nhiều với nguyên nhân được nêu ở trên. Ngoài việc nhiễm độc acrylamide, ăn nhiều khoai tây chiên dầu còn dẫn đến nguy cơ bị tăng cân và béo phì. Vì vậy, không được ăn các món như khoai tây que, lát và bánh chiên khoai tây mỗi ngày, nếu là fan của khoai tây thì nên ăn hấp hoặc luộc thay vì chiên nhé.

những lưu ý khi ăn khoai tây

Những người không nên ăn khoai tây

Mặc dù khoai tây là thực phẩm dễ ăn, cũng như chế biến, chú ý những người sau đây không nên ăn nhé.

Đang mắc bệnh tiểu đường

Như đã nói, khoai tây có chỉ số đường huyết (GI) cao, dễ gây tăng lượng đường, đẩy mạnh sản sinh insulin, nên những người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này, đặc biệt là khoai tây chiên.

Phụ nữ đang mang thai

Trong thời gian mang thai, để tránh đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến mẹ và bé trong bụng, chị em cũng nên tránh ăn khoai tây nhiều nhé.

Bị dị ứng với khoai tây

Ăn khoai tây có triệu chứng ngứa, nổi mẩn, đau đầu, khó tiêu thì bạn đã bị dị ứng. Nên thận trọng và dừng dùng hẳn sản phẩm này nhé.

Đang giảm cân

Khoai tây ăn xong gây no lâu, nhưng chỉ giúp kiểm soát cân, chứ không giúp ích nhiều cho quá trình giảm cân. Khoai tây không chứa hoặc chứa ít vitamin A, E, canxi, selen, và nếu chỉ ăn khoai tây thì cơ thể sẽ thiếu những chất trên.

những người không nên ăn khoai tây

Mẹo chọn khoai tây ngon

Dựa vào vỏ

Chọn củ có vỏ vàng nâu tươi sáng sẽ thường có độ ngọt ngon, và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với vỏ củ màu trắng. Chú ý không mua củ đã mọc mầm, hoặc da bên ngoài có màu xanh vì rất độc và gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Chọn những quả vỏ trơn, lành lặn, không có chấm sâu, tránh những quả có vỏ nhăn, mềm, nước chảy ra ngoài vì đó là loại để lâu, héo, sắp hỏng.

Theo trọng lượng

Chọn những củ cầm chắc tay, đều nhau để dễ dàng chế biến. Tránh những củ quá nhỏ, quá nhẹ hoặc có vết lõm quá sâu, khó sơ chế, cũng như không ngon.

mẹo chọn khoai tây

Các món ngon làm từ khoai tây

Khoai tây chiên

khoai tây chiên

B1: Sơ chế sạch, cắt khúc, ngâm nước muối pha loãng trong 5 phút.

B2: Rửa dưới vòi nước đến khi thấy nước không còn đục nữa thì để ráo.

B3: Nấu 500ml nước sôi, thêm 1 muỗng cà phê muối, cho khoai vào chần sơ 2 phút. Vớt ra để ráo.

B4: Trộn 3 muỗng canh dầu ăn, rồi cho vào túi zip bỏ ngăn đông tủ lạnh 3-4 tiếng.

B5: Cho khoai ra chiên hoặc đặt nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 140 độ 8 phút, sau đó đảo đều và chiên thêm 2 lần 160 độ 10 phút.

Lưu ý: rắc thêm bột phô mai để tăng độ ngon của món ăn nhé.

Khoai tây nướng trứng

khoai tây nướng trứng

Có nhiều cách chế biến món khoai tây nướng trứng. Dưới đây là cách đơn giản nhất.

Bước 1: Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng ngâm với nước muối 5-10 phút.

Bước 2: Ướp khoai với 2 muỗng cà phê dầu oliu, và bột ớt paprika trong 15-20 phút.

Bước 3: Xếp từng lát khoai vào khuôn nướng, đập thêm trứng gà, rắc thêm tiêu và phô mai.

Bước 4: Nướng 200 độ trong 15 phút.

Lưu ý: ăn kèm tương ớt/ tương cà, 1 ít xà lách và hạt bắp luộc.

Snack khoai tây

snack khoai tây

Bước 1: Gọt vỏ, thái lát mỏng khoai, ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Rồi rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Đem đi chiên ngập dầu.

Bước 3: Trộn chung với gia vị ưa thích như bơ/ phô mai/ rong biển.

Canh khoai tây

canh khoai tây

Để ăn khoai tây tốt nhất, bạn nên nấu canh.

B1: Hầm sườn heo hoặc thịt gà tùy thích.

B2: Cho khoai vào nấu chín, có thể kèm thêm cà rốt cho đủ màu sắc.

B3: Nêm nếm gia vị cho phù hợp.

Như vậy, cách bảo quản khoai tây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tươi ngon và giữ giá trị dinh dưỡng của loại rau củ này. Bằng cách áp dụng những phương pháp đúng đắn và kỹ thuật lưu trữ phù hợp, chúng ta có thể tận hưởng được hương vị đặc trưng và lợi ích dinh dưỡng mà khoai tây mang lại trong những bữa ăn hàng ngày.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *